Còn Có Sở Đắc, Còn Có Chỗ Trụ Là Đã Nhốt Mình Trong Hạn Hẹp, Không Đạt Đến Được Biển Lớn Đại Giác
Ví dụ: Khi mình nghe tiếng ve kêu mà để ý theo nó là tâm mình đã bị cột vào nó, tự thu hẹp, không nghe được những tiếng khác. Khi cố ý nghe các tiếng khác thì lòng mình cũng bị thu hẹp tương tự. Hoặc khi chúng ta cố ý không nghe những tiếng chung quanh để tập trung lắng nghe những lời giảng giải này, tâm ta gom về một mối, tưởng vậy là an tịnh. Nhưng đó chỉ là tướng tịnh nhất thời. Bởi khi rời đây để đi ra ngoài thì tướng tịnh ấy không còn nữa. Hơn nữa, khi chú ý nghe theo lời này là đã bỏ quên bản tánh lặng sáng nơi chính mình mà đi ra theo lời này rồi, tức là đã bỏ quên cái chân thật chính mình đang biết nghe. Đây chính là chỗ tâm chúng ta bị nhốt lại, bị khu biệt bởi lời này. Tưởng chú tâm là thanh tịnh, nhưng là đang bị nhốt, tâm đã rơi vào hạn lượng sanh diệt của hai tướng động và tịnh.
Bây giờ Quý vị cứ an trở lại ngay tánh sáng biết chính mình, không lo ra và cũng đừng thèm để ý gì hết, lúc này, tánh sáng biết nơi mình nó sẽ tự nghe suốt qua tất cả mà không động. Cái ấy mới chân thật, không mất trên mọi cảnh duyên.
Nếu chấp cho rằng, mình đang có một cái đang nghe cả tiếng ve, cả tiếng quý Thầy nói và nhiều tiếng khác nữa thì cũng là nghe theo tiếng mà quên mất mình thôi. Cái ấy nó vẫn còn có sự chú tâm mới được nên nó chưa thật sự đúng. Nó sẽ mất khi mình chú tâm mỏi quá hay rời khỏi chỗ ngồi này. Chỉ cần an trở lại, tĩnh lặng sáng ngời, không rời cũng không trụ trên tất cả thì nghe suốt tất cả, không động, không ngăn ngại. Cái này mới là chân thật, không bao giờ mất.
Nếu nói chú tâm, làm việc gì biết việc đó. Điều này thích hợp cho người mới vào đạo. Nhưng nếu là người muốn tiến đến công phu rốt ráo hơn một tí thì phải nhận rõ, khi tâm chú theo công việc cũng là đã đánh mất chính mình mà theo vật bên ngoài. Dù được sự an định, nhưng chỉ là con đường đưa đến định tánh Thanh Văn, không đạt được đại định tự tại như chư Tổ Thiền tông chỉ dạy.
Và nếu nói trở lại với hiện tại, với thực tại, như vậy là đã lập một cái thực tại, thấy có một cái thực tại để chú tâm. Dù cái đó có lớn lao đến dường nào đi nữa thì nó cũng là cái đối tượng bị biết bên ngoài mình, không thật. Và vì có một cái thực tại này cho nên nó đã che khuất cái chân thật tuyệt đối nơi chính mình. Cụ thể là giờ đây Quý vị đang chú tâm nghe quý Thầy nói chuyện, tức là Quý vị không tán tâm, đang được thanh tịnh, đang trở lại với thực tại. Nhưng khi chú tâm nghĩa là Quý vị đã bỏ quên ngôi vị chánh định chính mình mà trụ tâm theo lời pháp này, đó là cái chân thật chính mình đã bị bỏ quên, che khuất. Đây là chỗ trong Thiền tông chưa chấp nhận là rốt ráo. Bởi nó chưa giúp cho chúng ta đạt đến đại định đúng nghĩa của nó, mà điều dễ nhận ra là người đạt đến ngang đây thì chưa phát minh trí phá sanh tử, chưa linh hoạt, chưa tự tại đúng mức như các Thiền sư đã khai thị.
Bây giờ Quý vị cứ an trở lại ngay tánh sáng biết chính mình, không lo ra và cũng đừng thèm để ý gì hết, lúc này, tánh sáng biết nơi mình nó sẽ tự nghe suốt qua tất cả mà không động. Cái ấy mới chân thật, không mất trên mọi cảnh duyên.
Nếu chấp cho rằng, mình đang có một cái đang nghe cả tiếng ve, cả tiếng quý Thầy nói và nhiều tiếng khác nữa thì cũng là nghe theo tiếng mà quên mất mình thôi. Cái ấy nó vẫn còn có sự chú tâm mới được nên nó chưa thật sự đúng. Nó sẽ mất khi mình chú tâm mỏi quá hay rời khỏi chỗ ngồi này. Chỉ cần an trở lại, tĩnh lặng sáng ngời, không rời cũng không trụ trên tất cả thì nghe suốt tất cả, không động, không ngăn ngại. Cái này mới là chân thật, không bao giờ mất.
Nếu nói chú tâm, làm việc gì biết việc đó. Điều này thích hợp cho người mới vào đạo. Nhưng nếu là người muốn tiến đến công phu rốt ráo hơn một tí thì phải nhận rõ, khi tâm chú theo công việc cũng là đã đánh mất chính mình mà theo vật bên ngoài. Dù được sự an định, nhưng chỉ là con đường đưa đến định tánh Thanh Văn, không đạt được đại định tự tại như chư Tổ Thiền tông chỉ dạy.
Và nếu nói trở lại với hiện tại, với thực tại, như vậy là đã lập một cái thực tại, thấy có một cái thực tại để chú tâm. Dù cái đó có lớn lao đến dường nào đi nữa thì nó cũng là cái đối tượng bị biết bên ngoài mình, không thật. Và vì có một cái thực tại này cho nên nó đã che khuất cái chân thật tuyệt đối nơi chính mình. Cụ thể là giờ đây Quý vị đang chú tâm nghe quý Thầy nói chuyện, tức là Quý vị không tán tâm, đang được thanh tịnh, đang trở lại với thực tại. Nhưng khi chú tâm nghĩa là Quý vị đã bỏ quên ngôi vị chánh định chính mình mà trụ tâm theo lời pháp này, đó là cái chân thật chính mình đã bị bỏ quên, che khuất. Đây là chỗ trong Thiền tông chưa chấp nhận là rốt ráo. Bởi nó chưa giúp cho chúng ta đạt đến đại định đúng nghĩa của nó, mà điều dễ nhận ra là người đạt đến ngang đây thì chưa phát minh trí phá sanh tử, chưa linh hoạt, chưa tự tại đúng mức như các Thiền sư đã khai thị.
Thưa Hỏi Thiền
Thích Tâm Hạnh